Có phải mua bảo hiểm cho người giúp việc không?

Giúp việc trong thời đại ngày nay được pháp luật công nhận là một ngành nghề trong xã hội. Đi kèm với đó là những quy định, bộ luật ban hành liên quan đến hoạt động giúp việc cũng được nhiều người quan tâm tới nhất là những người đang có ý định hoặc đang làm giúp việc. Trong khi các doanh nghiệp, công ty phải đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động thì liệu những người chủ nhà hay các công ty, dịch vụ giúp việc có đóng các khoản này cho người giúp việc không? Hãy cùng tôi tìm hiểu về bảo hiểm cho người giúp việc trong bài viết này nhé!

Có phải đóng bảo hiểm cho người giúp việc không?

Theo như một số thông tin về bảo hiểm cho người giúp việc của Bộ Lao động thương binh và xã hội thì việc đóng bảo hiểm cho người giúp việc là việc không bắt buộc. Như bà Tống Thị Minh – Cục trưởng Cục lao động tiền lương cho biết theo như nghị định số 27 của Chính phủ về vấn đề quản lý lao động giúp việc gia đình thì người chủ không nhất định hay không bị bắt ép phải đóng bảo hiểm cho người lao động. Việc đóng các khoản phí bảo hiểm phụ thuộc vào thỏa thuận giữa đôi bên.

Người giúp việc không bắt buộc nằm trong diện phải đóng bảo hiểm xã hội vì những người tham gia vào bảo hiểm xã hội có giới hạn là các cơ sở, doanh nghiệp có từ 10 người lao động trở lên. Nhưng các gia chủ cũng có thể cung cấp bảo hiểm xã hội cho người giúp việc của mình, tuy nhiên đây là bảo hiểm theo hình thức tự nguyện. Trong hợp đồng lao động cũng cần ghi rõ lương thưởng, bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm y tế từng phần riêng biệt.

Người giúp việc có được đóng bảo hiểm không?
Người giúp việc có được đóng bảo hiểm không?

Có khá ít gia đình chi trả bảo hiểm cho người giúp việc, một phần bởi vì luật pháp không quy định yêu cầu bắt buộc, một phần họ không muốn mình mất thêm chi phí cho những việc như vậy. Giả dụ một gia đình với mức lương của vợ là 8 triệu, chồng là 8 triệu, hằng tháng phải trả lương cho người giúp việc là 6 triệu, chưa kể tiền ăn và tiền tiêu hằng ngày thì khi tính thêm tiền bảo hiểm cho người làm thì gần như không còn đủ tiền để tiết kiệm nữa.

Hiện nay cũng chưa có mẫu hợp đồng lao động chính thức nào được đưa ra vì vậy nhiều gia đình hay người giúp việc vẫn còn băn khoăn khi ký kết. Cũng bởi điều này mà đa số hoạt động thuê giúp việc thường được thỏa thuận bằng miệng giữa hai bên chủ và người làm công. Vì là “âm thanh” nên đôi khi mọi thứ không được rõ ràng, rành mạch.

Nếu như người giúp việc tìm việc qua các trung tâm giúp việc thì khi làm việc, họ cũng có thể được nhận bảo hiểm. Còn với người thuê, khi xảy ra bất cứ tranh chấp nào thì liên lạc trực tiếp với những trung tâm đó để giải quyết vấn đề. Việc mâu thuẫn trong lao động là điều không thể tránh, chỉ là câu chuyện đó có thể “cứu vãn” được hay không, trong trường hợp nếu chuyện xảy ra ảnh hưởng trực tiếp tới hai bên thì đại diện đứng ra xử lý là trọng tài lao động của huyện, quận đó. Nếu như vẫn chưa thể kết thúc, giải quyết được thì sẽ được kiện ra tòa.

Xem thêm:

Quy định về bảo hiểm của người giúp việc

Theo như quy định ở Điều 180 Bộ luật Lao động năm 2012 thì người lao động và người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng bằng văn bản. Trong bản hợp đồng cần thỏa thuận rõ ràng mọi điều về hình thức trả lương, kỳ hạn lương và thờ gian làm việc hằng ngày cũng như chỗ ăn, chỗ ở. Như đã nói ở trên thì mọi người vẫn thiếu chút hiểu biết về vấn đề này nên mới tạo ra “hợp đồng miệng”.

Và theo điều khoản mới nhất ở Điều 19 Nghị định số 27/2014/NĐ – CP của Chính phủ quy định thì khoản tiền lương mà người lao động được nhận bao gồm cả một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc. Người lao động sẽ tự lo đăng ký bảo hiểm xã hội, y tế trên tinh thần tự nguyện của mình.

Mặc dù chỉ là những quy định đơn giản nhưng cũng là một điều thuận lợi cho người làm nghề giúp việc trong việc bảo vệ quyền lợi lao động của mình. Điều này cũng đã mang nghề giúp việc trở thành một nghề chính thức trong xã hội và được thừa nhận bởi pháp luật Việt Nam. Đây là cơ sở đem đến quyền lợi chặt chẽ trong quá trình lao động của người giúp việc, bảo vệ họ trước tòa khi có mâu thuẫn với người sử dụng lao động.

Tuy nhiên, khi nhìn lại hay phân tích kỹ thì đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế còn nhiều vấn đề bất cập, chưa thực sự hợp lý, thiếu tính khả thi. Theo Nghị định 27 ở trên, người sử dụng lao động phải chi trả thêm một khoản phí cho người giúp việc tương ứng với tiền bảo hiểm hàng tháng. Với quy định đó, tiền lương trả cho người lao động sẽ cao hơn mức lương tối thiểu của vùng, tiền phải trả hàng tháng sẽ bị đội lên rất nhiều.

Nghị định về việc đóng bảo hiểm cho người giúp việc
Nghị định về việc đóng bảo hiểm cho người giúp việc

Ngoài ra, việc tự mình mua bảo hiểm của người giúp việc sẽ không mấy khả thi bởi những người đã đi làm giúp việc thì cuộc sống sinh hoạt của họ cũng không hề dễ dàng chút nào, bởi vì thiếu tiền mới đi làm để tăng thêm thu nhập. Họ chắc chắn sẽ không dùng khoản tiền này để mua các loại bảo hiểm cho bản thân mà thay vào đó là làm việc gì có ích hơn cho gia đình mình.

Thêm vào đó, việc trả thêm tiền lương cho người giúp việc để họ tự mua bảo hiểm còn mang tính chung chung, không áp dụng chặt chẽ, người sử dụng lao động có thể thực hiện hoặc không. Và vì nghị định không nêu rõ ai là người giám sát, ai là người kiểm tra nên công việc trở nên khó hơn rất nhiều.

Phần lớn những người giúp việc trong gia đình đều là phụ nữ lớn tuổi, thường là từ 55 tuổi trở lên. Với trường hợp này, độ tuổi để được đóng bảo hiểm xã hội đã vượt quá số tuổi cho phép, vậy nên người sử dụng lao động có phải trả thêm tiền hay không thì Nghị định không đề cập tới.

Bây giờ có thêm nhiều học sinh, sinh viên hoặc những người trong độ tuổi từ 25 – 45 chọn công việc chính của mình là giúp việc vậy nên Nghị định cũng nên quy định rõ ràng hơn trong tương lai để tất cả mọi người có cái nhìn khách quan về vấn đề này.

Có thể nói, những quy định trong Nghị định 27 đã mang lại một bước đột phá lớn về chính sách pháp luật bảo đảm quyền lợi tốt hơn cho người giúp việc và người sử dụng lao động. Mặc dù vẫn có nhiều vướng mắc xoay quanh vấn đề này trong thực tiễn như đã nêu trên, song, mọi thứ vẫn đem lại nhiều lợi ích nhất cho người dân.

Bộ luật quy định giữa người giúp việc và người sử dụng lao động
Bộ luật quy định giữa người giúp việc và người sử dụng lao động

Nếu như các bạn đang cần tìm một người giúp việc mà không muốn phải đóng bảo hiểm cho người giúp việc đó, các bạn có thể thuê người giúp việc tại các Công ty, Trung tâm có dịch vụ giúp việc. Xin giới thiệu cho các bạn một địa chỉ giúp việc uy tín nhất hiện nay trên thị trường, đó chính là Công ty giúp việc Hồng Doan. Chỉ cần nhấc máy và nêu ra yêu cầu của bạn về người giúp việc, Hồng Doan sẽ thực hiện đúng nguyện vọng của các bạn, mang tới cho bạn người phù hợp nhất.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bảo hiểm cho người giúp việc mà tôi muốn gửi tới các bạn. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn sẽ có cái nhìn tốt nhất về người giúp việc cũng như hiểu hơn về bộ luật, Nghị định dành người lao động và người sử dụng lao động. Chúc các bạn có một ngày làm việc và học tập thật vui vẻ!

Share This Post