Quan hệ giữa người giúp việc với chủ nhà có thể được hình thành trên cơ sở hợp đồng thuê giúp việc hoặc không. Nhưng dù theo cách thức nào thì chủ nhà vẫn phải đảm bảo nguyên tắc trả đúng và đủ lương cho người giúp việc.
Vậy lương trả cho người giúp việc hiện nay là bao nhiêu và nó phụ thuộc vào những yếu tố nào? Những quy định của pháp luật liên quan đến lương trả cho người giúp việc là ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của giúp việc gia đình.
Mục lục
Lương trả cho người giúp việc dựa vào những yếu tố nào?
Đối với người giúp việc thì tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của họ nên họ chỉ tận tâm làm việc khi họ được trả công xứng đáng. Có rất nhiều nhân tố tác động làm ảnh hưởng đến tiền lương của người giúp việc:
Phụ thuộc vào hình thức làm việc của người giúp việc
Lương trả cho người giúp việc tùy theo hình thức làm việc của người giúp việc. Đối với người giúp việc làm toàn thời gian và ăn ở tại nhà chủ thì mức lương sẽ khác so với làm ngày 8 tiếng. Hoặc người giúp việc làm theo giờ cố định nào đó. Lương của người giúp việc nhà khác lương với người giúp việc ở các văn phòng, cơ quan hay nhà hàng khách sạn. Vì tính chất công việc khác nhau.
Phụ thuộc vào loại công việc
Người giúp việc nếu làm đơn thuần các việc như lau dọn, giặt quần áo, đi chợ…thì mức lương sẽ thấp hơn là chăm người bệnh hay chăm em bé vì những công việc này đòi hỏi người giúp việc phải túc trực, không có thời gian nghỉ cố định, công việc vất vả hơn nên mức lương sẽ cao hơn.
Phụ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ của người giúp việc
Trình độ của người giúp việc: Với giúp việc có trình độ cao thì sẽ có được thu nhập cao hơn so với lao động có trình độ thấp hơn bởi để đạt được trình độ đó người lao động phải bỏ ra một khoản chi phí tương đối cho việc đào tạo đó. Người giúp việc có trình độ cao thì hiệu quả công việc sẽ cao và chất lượng hơn. Bạn sẽ chẳng cần do dự khi chọn người giúp việc có khả năng nói tiếng anh với một người giúp việc bình thường rồi đúng không nào?
Kinh nghiệm làm việc: Một người qua nhiều năm công tác sẽ đúc rút được nhiều kinh nghiệm, hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra trong công việc, nâng cao bản lĩnh trách nhiệm của mình trước công việc đạt năng suất chất lượng cao vì thế mà thu nhập của họ sẽ cao hơn những người có ít kinh nghiệm
Mức độ hoàn thành công việc nhanh hay chậm, đảm bảo chất lượng hay không đều, thái độ làm việc nhiệt tình có thể để ra thời gian xét tăng lương. ảnh hưởng ngay đến tiền lương của người giúp việc.
Phụ thuộc vào vùng miền
Mức lương của người giúp việc ở thành phố và vùng quê khác nhau, lương giữa các thành phố cũng khác nhau. Ở thành phố chi phí sinh hoạt đắc đỏ hơn nên lương trả cho người giúp việc cũng cao hơn.
Ở các thành phố lớn nhu cầu của thị trường về giúp việc làm tăng cao, tiêu biểu là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Mức lương ở 2 thành phố này cũng nhỉnh hơn ở các vùng miền khác. Người giúp việc cũng thích được làm việc tại 2 thành phố lớn nhất Việt Nam.
>>Xem thêm:
Lương Trả Cho Người Giúp Việc trung bình là bao nhiêu?
Lương trả cho người giúp việc do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động. Mức tiền lương (bao gồm cả chi phí ăn, ở của người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Hiện nay công việc của người giúp việc được phân chia khá cụ thể. Vì vậy thông thường các gia đình phải đặt mục tiêu tìm người giúp việc làm các công việc cụ thể.
Lương trả cho người giúp việc gia đình ăn ở tại nhà
Người giúp việc ăn ở tại gia đình có các trường hợp sau:
- Giúp việc chuyên nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ và các công việc không tên trong gia đình – Lương trả cho người giúp việc từ 5-8 triệu (mức lương không chính xác bởi có một số lý do: nhà chung cư thì ít phòng sẽ khác với nhà cao tầng, thậm chí 4-7 tầng thì công việc chắc chắn sẽ nhiều hơn. Nhà chỉ có 2-3 người thì phục vụ cũng ít hơn gia đình có tới 7-8 người).
- Giúp việc trông trẻ – Lương trả cho người giúp việc 6-8 triệu/ tháng. Trông trẻ là công việc đòi hỏi sự đặc thù thứ nhất là kinh nghiệm và kỹ năng xử lý tình huống, nhất là trẻ sơ sinh, thứ 2 là sức khỏe tốt, trẻ em hay thức vào ban đêm và một số vấn đề khác.
- Giúp việc chăm sóc người già – Lương trả cho người giúp việc từ 6-8 triệu. Mức lương này cũng tùy thuộc vào sức khỏe của các cụ, các cụ còn đi lại được, đi vệ sinh được thì cũng khác hơn so với các cụ sức khỏe yếu, tất cả mọi việc phải nhờ đến người giúp việc.
Lương trả cho người giúp việc theo giờ
Giúp việc theo giờ hiện nay khá phổ biến và được nhiều gia đình lựa chọn. Gia chủ không phải lo lắng ăn uống, chỗ ở cho người làm, đây là dịch vụ người giúp việc chỉ đến làm khung giờ nhất định hoặc khi nào chủ nhà cần thì thuê, có thể tiết kiệm hơn. Bạn thấy khối lượng công việc nhà ít thì đây là dịch vụ phù hợp.
-
-
- Giúp việc nhà theo giờ 35.000 đến 55.000vnđ /1h
- Giúp việc chăm sóc em bé theo giờ 40.000 đến 50.000vnđ /1h
- Chăm sóc người già theo giờ 40.000đ đến 55.000vnđ/1h
- Rửa bát quán cgiowftheo giờ 30.000 đến 40.000vnđ/h
- Tạp vụ rửa chén quán ăn 30.000 đến 40.000vnđ /1h
-
Lương trả cho người giúp việc chăm sóc người bệnh
Đối với hình thức này thì lương người giúp việc thường được tính theo ngày. Do bản chất công việc rất nhọc túc trực 24/24h để trông nom và chăm sóc người bệnh. Không có thời gian nghỉ cố định nên lương cao hơn. Trung bình người giúp việc theo ngày và chăm sóc người bệnh nhận mức lương 400.000đ – 500.000đ /ngày. Khi không có nhu cầu thuê người giúp việc nữa, gia chủ có thể dừng dịch vụ này.
Một số quy định về tiền lương của người giúp việc
Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ quy nghị định chi tiết thi hành một số điều của Bộ lao động về lao động là người giúp việc gia đình quy định về vấn đề lương trả cho người giúp việc như sau:
Tiền lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương
- Mức tiền lương do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động. Mức tiền lương (bao gồm cả chi phí ăn, ở của người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận mức chi phí ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có), nhưng không vượt quá 50% mức tiền lương trong hợp đồng lao động.
- Hình thức trả lương, thời hạn trả lương do hai bên thỏa thuận. Trường hợp trả lương qua tài khoản ngân hàng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động mở tài khoản ngân hàng. Các loại phí liên quan đến mở, duy trì tài khoản do hai bên thỏa thuận. Người sử dụng lao động không được thu phí chuyển khoản tiền lương vào tài khoản của người lao động.
- Trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm việc ngoài thời gian ghi trong hợp đồng lao động, làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương thì người sử dụng lao động phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động.
Tiền lương ngừng việc
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho người lao động trong trường hợp người lao động phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
- Người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động trong trường hợp người lao động phải ngừng việc mà không do lỗi của người sử dụng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Khấu trừ tiền lương
- Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động theo nội dung của hợp đồng lao động.
- Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 30% mức tiền lương hằng tháng đối với người lao động không sống tại gia đình người sử dụng lao động; không quá 60% mức tiền lương còn lại sau khi trừ chi phí tiền ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có) đối với người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động.
Khi không trả lương cho người giúp việc bị xử lý thế nào?
Theo Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hành vi trả lương không đúng kì hạn sẽ bị xử phạt hành chính:
“ Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Theo đó, nếu không trả lương cho người giúp việc hoặc trả lương sai theo quy định, chủ nhà sẽ bị xử phạt hành chính với mức cao nhất là 40.000.000 đồng.
Người đi làm giúp việc thì ai cũng mong muốn lương cao, gia chủ thì phần lớn cũng mong tiết kiệm chi phí. Hãy trao đổi thật kỹ công việc mà mức lương cơ bản, nếu người giúp việc làm tốt. Hãy có những chính sách lương trả cho người giúp việc hợp lý để khuyến khích thêm để có sự gắn bó lâu dài giữa người giúp việc và chủ nhà.